Thị trường bảo hiểm trong năm 2022 diễn ra thế nào?
Tái rủi ro danh mục đầu tư trong bối cảnh thị trường biến động và lãi suất thấp
Môi trường lãi suất thấp đang đè nặng lên lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Trong chiến lược phân bổ danh mục đầu tư, các công ty bảo hiểm phải tìm ra giải pháp để lợi tức vốn cao hơn, yêu cầu vốn có khả năng thanh toán thấp hơn và thời gian dài hơn.
Trong thời gian qua, để tăng lợi nhuận, các công ty bảo hiểm chuyển hướng sang đối tượng bảo vệ là các tài sản có rủi ro cao hơn và ít thanh khoản hơn. Một số công ty cũng mở rộng danh mục đầu tư vốn cổ phần đắt đỏ và đầu tư vào các công ty được đánh giá thấp.
Đại dịch Covid-19 đã khiến danh mục tài sản của các công ty bảo hiểm phải chịu những biến động mạnh. Tuy nhiên, họ đã chống chọi và nhanh chóng phục hồi trở lại. Họ vẫn đang tìm cách tái rủi ro danh mục đầu tư của mình.
Khả năng phục hồi sau dịch Covid-19
Phân khúc bảo hiểm nhân thọ sẽ gặp khó khăn nhất do lượng người tử vong do dịch Covid-19 tăng đột biến. Ngược lại, hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có kết quả khả quan hơn, bất chấp sức ép tăng lên đối với ngành y tế. Điều này phần lớn là do yêu cầu bồi thường thấp hơn và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tự chọn giảm.
Nhìn chung, các công ty bảo hiểm đã nhanh chóng thích nghi với môi trường hoạt động mới, tác động của Covid-19 dần ít hơn. Trong tương lai, các chuyên gia hy vọng với các biện pháp chống dịch và quá trình tiêm chủng đang diễn ra, phân khúc bảo hiểm nhân thọ sẽ được cải thiện.
Nhu cầu khiến phí bảo hiểm tăng lên
Điều này diễn ra chủ yếu trong phân khúc bảo hiểm sức khỏe. Các công ty bảo hiểm đã nhận thức được thực tế này và đang cố gắng giảm thiểu tác động bằng cách sử dụng quỹ dự phòng để hạn chế mức tăng phí bảo hiểm.
Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhận thức về rủi ro sức khỏe của con người được nâng cao giúp doanh số bảo hiểm nhân thọ tăng vọt.
Biến đổi khí hậu và tính bền vững
Biến đổi khí hậu là trọng tâm của lĩnh vực bảo hiểm trong năm 2022 vì có tác động sâu sắc đến trách nhiệm và tài sản các doanh nghiệp liên quan.
Trong những năm gần đây, số lượng thiên tai như lũ lụt, cháy rừng, hạn hán, bão và động đất liên tục tăng. Biến đổi khí hậu khiến toàn ngành bảo hiểm lộ rõ những khuyết điểm. Một trong những thách thức của biến đổi khí hậu là các rủi ro luôn để lại chuỗi hậu quả. Ví dụ, nhiệt độ toàn cầu tăng cao dẫn đến cháy rừng, ảnh hưởng mùa màng, giết chết gia súc... Chính vì vậy, lượng khiếu nạn bồi thường bảo hiểm thiên tai đang tăng cao trong những năm qua.
Tuy nhiên, chính sách bồi thường của các công ty bảo hiểm luôn dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ. Do đó, phía công ty cần chủ động đánh giá lại các rủi ro khi nhận yêu cầu bồi thường của khách hàng và cung cấp thềm nhiều sản phẩm sáng tạo. Có thể giảm giá cho bảo hiểm động cơ xe điện để chống lại biến đổi khí hậu.
Các công ty bảo hiểm cũng cần hợp tác để nghiên cứu, tìm ra giải pháp chống lại hậu quả từ biến đổi khí hậu. Rủi ro thời tiết cũng tác động đến môi trường đầu tư của các công ty bảo hiểm và thị trường trái phiếu.